Lễ ra mắt TỔNG CỤC VÕ HỌC VIỆT NAM ngày 25/07/2015-Phần I

Thủ Tướng Đào Minh Quân và phái đoàn CPQGVNLT cắt băng khánh thành TỔ̉NG CỤC VÕ HỌC VIỆT NAM tại quận Cam ngày 25/07/2015.
Prime Minister Dao Minh Quan and the Provisional National Government of Vietnam delegation inaugurated the General Department of Vietnamese martial arts in Orange County on July 5th, 2015.

Đạo Giữ Nước – Phục Hưng Nòi Giống Việt

Tổng Cục Trưởng Lý Hồng Thái và phái đoàn CPQGVNLT đón Thủ Tướng Đào Minh Quân đến chủ tọa lễ ra mắt Tổng Cục Võ Học Việt Nam ngày 25/07/2015

VÕ HỌC

Đạo Giữ Nước – Phục Hưng Nòi Giống Việt

 

Xưa nay, các môn võ nghệ, đặc biệt tại Á Châu, dù khác nhau về chiêu thức, cách tập luyện hay vận công, thường vẫn giống nhau ở Môn Qui, đó là những căn bản truyền từ đời này sang đời khác. Có khi lập thành Nội Qui với văn bản hẳn hoi, hoặc chỉ là cách hành xử được thầy dạy cho đệ tử như: Không phản sư môn, phản thầy, không khoe tài, không cậy tài, ỷ võ nghệ cao cường hiếp đáp người khác. Ngoài ra, còn những điều cấm kỵ như: Không được háo sắc, dâm loạn, thắng không kiêu – Bại không nản.

 

Tuy nhiên, một vài nước như Nhật Bản, Đại Hàn lại có chỗ khác biệt với các nước như Việt Nam, Trung Hoa và nhiều quốc gia phương Tây về quan niệm võ học.

 

Võ nghệ hay võ thuật không phải chỉ là môn học về kỹ thuật tập luyện chiến đấu hay là nghệ thuật sử dụng các chiêu thức tấn công, phòng thủ. Mà họ đã coi võ nghệ là một môn khoa học, được xây dựng từ những lý thuyết căn bản như các môn vật lý, sinh học. Đồng thời võ nghệ còn chứa đựng tính triết lý, nhân văn, cách sống để phân biệt với các môn thể thao khác. Họ phân chia võ nghệ thành hai phần khác biệt: Thuật và Đạo.

 

Thuật để giúp kết hợp hài hòa giữa nội lực và chiêu thức, vận dụng cơ học của đầu mình và tứ chi. Còn Đạo đưa người ta đến cái biết của võ nghệ mang tính chất đạo lý và nhân bản sâu sắc. Đạo chính là đẳng cấp cao nhất mà người tập võ chân chính cần phải phấn đấu để đạt tới.

 

Không những thế, các nước Đại Hàn, Nhật Bản còn xử dụng võ thuật như một hình thức ngoại giao, tiếp cận và bành trướng đến các nước khác, do Chính Phủ âm thầm tài trợ nên đã phát triển rất nhanh chóng.

 

Nhật Bản gọi các môn võ đặc thù của họ như Karate là Không Thủ Đạo, Judo là Nhu Đạo, Aikido là Hiệp Khí Đạo và Đại Hàn thì xem TaeKwondo là Thái Cực Đạo.

 

Hai nước này đã tạo cho võ nghê thành một nếp sống văn hóa chứ không như túc cầu, quần vợt, boxing là thể thao thuần thúy.

 

Riêng Nhật Bản, đã có được truyền thống hội nhập võ nghệ vào mọi sinh hoạt chính trị để hình thành một giai cấp được kính trọng trong xã hội, đó là tầng lớp Samourai (Võ Sĩ Đạo). Người Võ Sĩ Đạo được chọn lựa, nuôi dưỡng, ngay từ nhỏ, do công qũy. Họ được huấn luyện những kỹ thuật chiến đấu bằng tay không và vũ khí rất lành nghề. Quan trọng nhất là những người này được giáo dục tinh thần yêu nước, trung thành với Quốc Gia và kỷ luật với bản thân bằng những nội qui, điều lệ thành văn bản rõ ràng.

 

Võ thuật được nâng lên thành ĐẠO, không còn là THUẬT.  Võ Đạo của người Á châu nói chung, người Nhật nói riêng, là nơi nhu cầu và tài nghệ của con người được nghệ thuật hóa và triết học hóa tới cao độ mà chưa có một từ ngữ phương Tây nào có thể dịch thoát. Vì ĐẠO, ngoài ý nghĩa là con đường, còn bao hàm ý nghĩa cao xa về tôn giáo và luân lý.

 

Vì vậy, người Đại Hàn và nhất là người Nhật, khi đến võ đường không chỉ để tập võ. mà còn có mục đích cao qúi hơn, đó là học tập và rèn luyện cái ĐẠO trong võ học. Các đòn thế và cách thi triển chỉ là thứ yếu.

 

Trong khi đó, Việt Nam tuy có nhiều môn phái võ nghệ tuyệt luân, như Bình Định, Tây Sơn Nhạn, Hồng Gia Việt Nam, Thiếu Lâm Tự Do v.v... nhưng vẫn còn tính cách cục bộ, gia đình, nên việc truyền bá bị giới hạn. Người đi học võ thường có mục đích cá nhân: Học võ để tự vệ, học võ để giữ gìn sức khoẻ bản thân, để trị bệnh. Còn cao hơn một chút là để làm việc nghĩa hiệp, bênh vực người yếu thế. Thậm chí còn có người đi học võ là do bạn bè rủ rê, học cho vui mà thôi.

 

Người ta gọi là “Võ Thuật” hay “Võ Nghệ” với hàm ý VÕ chỉ là “Nghệ Thuật” đặc biệt nhằm chiến thắng hoặc chinh phục một đối thủ nào đó. Khác với khi coi võ là “ĐẠO”, là một sự tôn xưng vị thế của VÕ đến sự vi diệu, đến vị trí cao thượng của nó. Khi đó, VÕ sẽ lộ ra khả năng soi sáng, giác ngộ, để con người không chỉ vượt thắng đối thủ, vượt lên trên ngoại giới, mà quan trọng nhất là TỰ THẮNG CHÍNH MÌNH. “Tự Thắng là toàn thắng”, là tự hoàn thiện nhân cách, tự soi sáng tâm linh của mình qua một qúa trình huấn luyện gian khổ, chông gai đầy kiên nhẫn.

 

Võ khi trở thành Đạo, sẽ lấy nhu khắc cương, lấy tĩnh chế động, lấy sự nhẫn nại, tịnh tâm làm đích cho mọi hoạt động, tiến thoái của mình, sẽ CHIẾN THẮNG CHÍNH BẢN THÂN, DỤNG Ý BẤT DỤNG LỰC.

 

Ở đời, tự thắng chính mình là sự luyện tập gian khó nhất, sẽ dẫn đến “hòa nhi bất đồng”, hòa với người, hòa với đại ngã để trở thành ĐẠO.

 

Nhưng cho dù là THUẬT hay ĐẠO, Võ không tự nhiên mà có, mà phải HỌC và LUYỆN. Cho dù trình độ của “Thuật” hay “Đạo” có khác nhau, nhưng muốn biết võ thuật hay võ đạo đều phải học. Học phải hành, phải luyện. VĂN ÔN – VÕ LUYỆN.

 

Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời với hoài bão giúp dân, cứu nước, đã thành lập TỔNG CỤC VÕ HỌC VIỆT NAM, không phải để tranh đấu thắng thua. Cho dù đó là mặt tích cực để giúp người luyện võ có tinh thần phấn đấu, rèn luyện sức khoẻ và võ thuật. Nhưng nếu chỉ chú trọng vào thành tích võ đài hay võ đấu, sẽ dễ rơi vào cuồng vọng thắng người mà quên đi TỰ THẮNG CHÍNH MÌNH, là sự chiến thắng thượng thừa nhất nơi người luyện võ.    

 

Theo Quyết Định của Thủ Tướng CPQGVNLT ký ngày 01/07/2015 thì Tổng Cục Võ Học Việt Nam được thành lập với mục đích:

 

-         Vì tương lai các thế hệ Việt Nam cần đào tạo trong ba lãnh vực: Đạo Đức – Trí Tuệ và Thể Dục.

 

-         Giúp tái thiết lại nền võ học tinh hoa của nước nhà, nâng cao tinh thần thượng võ và tập luyện để tăng cường sức khoẻ cho người trẻ, giúp ích cho người già.  

 

-         Mục đích phục hưng các cơ cấu tổ chức và sinh hoạt lành mạnh, vui khoẻ, ích lợi cho đồng bào, sau khi chế độ cộng sản tại Việt Nam bị giải thể.

 

-         Khuyến khích mọi người, đặc biệt là giới trẻ và lão niên tham gia, trao dồi nền Võ Đạo Việt Nam, học hỏi giao hữu với các môn phái của các nền võ thuật thế giới.

 

Và sau đó, quyết định ngày 05/07/2015, CPQGVNLT còn nhấn mạnh thêm lý do thành lập Tổng Cục Võ Học Việt Nam với 3 mục đích:

1-  Giúp đào tạo những thế hệ Việt Nam yêu nước, với trí tuệ minh mẫn, tâm hồn cao thượng, thân thể cường tráng, võ nghệ tinh thông,.   

 

2-  Tổng Cục Võ Học Việt Nam đề cao đức hạnh, sự khiêm cung, tinh thần cầu tiến, nghiên cứu, học hỏi để tiếp nhận thêm tinh hoa của võ thuật thế giới.

 

3-  Võ học sẽ là một trong những môn được dạy như công dân giáo dục tại học đường, từ cấp Tiểu Học cho đến Đại Học, sau khi chế độ Cộng Sản tại Việt Nam giải thể.

 

Quyết định này nhấn mạnh vào yếu tố HỌC: Học đường. Võ học sẽ là môn học được dạy như công dân giáo dục, từ tiểu học cho đến đại học. Đó là một trong những căn bản để các thế hệ trẻ thăng tiến trong Việt Nam tương lai.

Và như đích thân Thủ Tướng Đào Minh Quân đã nhấn mạnh trong ngày ra mặt Tổng Cục Võ Học Việt Nam rằng:

“Sau 80 năm chiếm cứ nước ta, Cộng Sản đã phá nát cương thường đạo lý, làm băng hoại kỷ cương, giềng mối, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc VN và nền Võ Học tinh hoa của nước nhà cũng bị chúng xâm nhập, thao túng. ĐẠO MẤT TRƯỚC – NƯỚC MẤT SAU. Muốn lấy lại nước phải phục hưng Chánh Đạo và bồi đắp tinh hoa cho các thế hệ con cháu. Là người Việt Nam chân chính, không quên cội nguồn dân tộc, phải biết suy xét ĐÚNG - SAI, THIỆN - ÁC, CHÁNH –TÀ, phải hành xử có nhân đạo và trung can nghĩa đảm”. 

Đúng vậy! Đã đến lúc mọi người Việt Nam phải có hành động NGAY LẬP TỨC đó là tham gia hay khuyến khích cho con cháu gia nhập Tổng Cục Võ Học Việt Nam, đó là ĐẠO giữ nước, phục hưng nòi giống Việt, để còn thấy một NƯỚC NAM NGỜI SÁNG TRỜI ĐÔNG không còn bị Cộng Sản đè đầu cưỡi cổ, bị ngoại bang lấn áp, phải sống trong ươn hèn và khiếp nhược.

Tổng Cục Võ Học Việt Nam

Comments

14.07.2017 19:40

Minh Tran

Tôi rất tâm đắc trang này.