TỔNG THỐNG ĐÀO MINH QUÂN HUẤN DỤ NGÀY QLVNCH 19.6.2019

HUẤN DỤ CỦA TỔNG THỐNG ĐÀO MINH QUÂN TRONG NGÀY QLVNCH 19.6.2019 TẠI TƯỢNG ĐÀI CHIẾN SĨ VIỆT-MỸ THÀNH PHỐ WESTMINSTER, CALIFORNIA
https://youtu.be/W_ElXIx33gA

QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

THỦ TƯỚNG ĐÀO MINH QUÂN tuyên bố KHAI SÁNG NỀN ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Nam California ngày 16 Tháng 2 Năm 2018

VIỆT NAM CỘNG HÒA

CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI

BỘ TƯ LỆNH CHIẾN LƯỢC TOÀN QUỐC

LẤY LẠI ĐẤT TỔ - KHÔNG LÀM KHỔ DÂN

QUÂN LỰC QUỐC GIA VIỆT NAM

GHI CHÚ: Tài liệu do Hải Đăng phổ biến và BTLCLTQ hiệu đính.

I-           TỪ QUÂN ĐỘI QUỐC GIA TỚI QUÂN LỰC VNCH (Hải Đăng):

Ngày 13-8-1945, sau khi bị Hoa Kỳ thả hai trái bom Nguyên Tử xuống hai thành phố Trường Kỳ và Quang Đảo, Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Lợi dụng thời cơ trên, quân viễn chinh Pháp theo quân Anh-Ấn xâm nhập VN, chiếm Sài Gòn và Nam Kỳ. Ngày 2-9-1945, nhờ lực lượng OSS (tiền thân của CIA) giúp súng đạn, nên dù chỉ có một nhóm rất ít, nhưng cán bộ cộng sản Việt Nam (CSVN) đã áp đảo khủng bố được đồng bào để cướp chính quyền của quốc gia do Quốc Trưởng Bảo Đại và quan lại triều đình Huế bị Pháp-Nhật khống chế nên bất lực buông tay. Nhờ vậy, Hồ Chí Minh và đảng Việt-Cộng mới có cơ hội cướp chính quyền miền Bắc và đã cho quân viễn chinh Pháp từ trong Nam, đổ bộ lên đất Bắc, lúc đó đang do quân Trung Hoa đóng, theo lệnh của Liên Hiệp Quốc, để giải giới quân Nhật từ vỹ tuyến 16 trở ra.

Theo mọi nguồn sử liệu còn lưu trữ, thì chính Hồ Chí Minh cùng Pháp, đã đồng thuận dựng lên một vở tuồng, trong đó Pháp đã mớm lời cho Hồ Chí Minh kêu gọi TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN chống Pháp vào năm 1946. Có kêu gọi, thì Hồ Chí Minh và đảng CS mới nhập nhằng hợp thức hoá, vai trò lãnh đạo Mặt Trận Việt Minh và đất nước. Rồi vì toàn dân VN nổi lên kháng chiến, nên thực dân Pháp mới có đủ lý do đem quân từ Nam Kỳ ra Bắc Việt, cũng như biện minh với thế giới về chính sách thực dân của mình, trong khi nhân loại đang tìm đủ mọi cách xóa bỏ.

Cũng từ đó, người VN khắp mọi miền đất nước, thay vì đoàn kết chống thực dân, lại chia rẽ thành các khuynh hướng chính trị khác nhau, khiến cho máu dân Việt lại tiếp tục đổ, để cho màu cờ máu của đảng CSVN càng nhuộm thêm máu dân lành.

Trong giai đoạn lịch sử này, hai Lực Lượng Quân Sự của Người Việt đã thành hình. Đó là Mặt Trận Việt Minh, một phong trào kháng chiến chống Pháp, của Tập Thể Người Việt yêu nước, bị Hồ Chí Minh và đảng CSVN đệ tam núp bóng, khống chế bằng chủ thuyết Mác-Lênin. Lực lượng thứ hai gọi là “Quân đội Quốc-Gia” thành hình trong tình thế vô cùng phức tạp nhưng cũng có thể tóm tắt qua bốn lý do chính sau đây:

+ PHÁP LỢi DUNG THÀNH PHẦN HỢP TÁC CŨ:

Ngay khi đặt được chân vào Sài Gòn sau tháng 9-1945, nhờ sự giúp đỡ của quân Anh-Ấn, tới VN giải giới quân Nhật. Thực dân đã sử dụng ngay các thành phần cộng tác cũ như công chúc, hương chức, quan lại, kỳ hào, lính khố xanh khố đỏ, các dân tộc thiểu số Thái, Mường, Nùng, Thổ, người Thượng cao nguyên Trung Phần, người Chàm, Khmer... để hình thành một Lực Lượng Thân Binh. Chính những người này mới là lực lượng quân sự đầu tiên chống lại cộng sản đệ tam quốc tế núp dưới danh xưng “Việt Minh”. Do đó, lực lượng này bị CSVN kết tội là Việt Gian, luôn bị chúng đuổi giết tận tuyệt, dồn vào chân tường, nên phải chống lại vì không còn con đường nào lựa chọn.

+ CỘNG SẢN XÔ ĐẨY NGƯỜI QUỐC GIA THEO PHÁP:

Ngay khi Pháp được Hồ Chí Minh cho đổ bộ lên đất Bắc, thế chân quân Lư Hán của Trung Hoa. Lúc đó, CSVN đang núp bóng Mặt Trận Kháng Chiến Việt Minh, để được độc quyền lèo lái toàn dân và đất nước VN vào quỹ đạo của chủ nghĩa Lê-Mác. Ai cũng biết Việt Minh là tố chức chống Pháp của cả nước, bao gồm mọi đảng phái chính trị, chứ không phải của riêng đảng cộng sản đệ tam quốc tế. Ngoài ra, các lực lượng đảng phái quốc gia còn non trẻ, cũng đang bị CSVN lừa bịp bằng cụm từ “chống thực dân Pháp” nên đã cùng chúng hợp tác chung trong Chính Phủ Liên Hợp, để chống ngoại xâm.

Do đó, để độc quyền, độc đảng, Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã thẳng tay tiêu diệt các đảng phái và những ai đối lập. Do sự khủng bố trên, lực lượng quân sự thuộc các đảng phái quốc gia trong mặt trận Việt Minh phải tách rời để sống còn. Đây là một trong những thành phần chống lại cộng sản quyết liệt, trong Chính Phủ Bảo Đại từ sau năm 1946.

+ CỘNG SẢN XÔ ĐẨY MỌI TÔN GIÁO VN, THÀNH THÙ ĐỊCH:

Với chủ trương hủy diệt mọi tôn giáo, Việt Minh qua cộng sản Hà Nội, đã xô đẩy các tín đồ Phật, Thiên Chúa giáo nhất là hai giáo phái Phật Giáo Hòa Hảo và Cao Đài , trở thành những lực lượng đối nghịch chống lại cộng sản.

+ CỘNG SẢN XÔ ĐẨY MỌI THÀNH PHẦN XÃ HỘI VÀO HÀNG NGŨ QG:

Việt Minh qua sự khống chế của Đệ tam cọng sản quốc tế, đã dùng bạo lực để tiêu diệt mọi thành phần đối tượng xã hội như trí thức, địa chủ, tiểu tư sản, thợ thuyền... qua các chiến dịch gọi là Diệt Tề và Phản Động, khiến cho một sốá lớn thanh niên nam nử, đang chiến đấu trong hàng ngũ Việt Minh, đã bỏ về vùng Pháp chiếm đóng. Như vậy tất cả bốn lực lượng trên, đều chung chủ trương chống lại cộng sản đệ tam, bắt đầu tư năm 1957. Thực tế lực lượng quân sự của Quốc Gia VN, được chính thức thành lập ngày 11-5-1950, cho tới khi ký kết Hiệp Định ngưng bắn Genève năm 1954, vẫn trực thuộc Pháp.

Tháng 7-1954 chia hai đất nước, cho tới 12 giờ trưa ngày 30-4-1975, VNCH được độc lập. Ngày 19-6-1965 được chính phủ Miền Nam, chọn làm ngày QUÂN LỰC, và được tổ chức kỷ niệm hằng năm, kể cả 31 năm sau ngày rã ngủ. Cũng từ đó, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, lớn mạnh và trưởng thành, thoát khỏi ảnh hưởng của ngoại bang. Nhờ vậy trong suốt hai mươi năm lửa binh tàn khốc, người lính Miền Nam mới có đủ can trường, để chiến đấu và hy sinh, trong nhiệm vu bảo vệ đất nước và tài sản của đồng bào, trước sự xâm lăng của cộng sản.

Tóm lại nếu không bị Mỹ và bọn trí thức thiên tả của Miền Nam bán đứng, chắc chắn VNCH, cũng như Tây Đức, Nam Hàn và Đài Loan, không bị mất và sụp đổ vào tay Bắc Việt vào tháng 4-1975. Người VN sẽ không bị tủi nhục vì kiếp đầu đường xó chợ, qua thân phận tị nạn, lao động, ban dâm và làm dâu bất đắc dĩ khắp chân trời góc biển.

2 – QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA:

Lãnh thổ VNCH được chia thành bốn vùng chiến thuật và một biệt khu thủ đô. Tính tới ngày ký Hiệp Định ngưng bắn tháng 2-1973 tại Paris, QLVNCH có 220.000 Chủ-Lực quân, gồm Mười Một Sư Đoàn Bộ Binh, mang số 1,2,3,5,7,9,18,21,22 và 25. Ngoài ra còn có Hai Sư Đoàn Tổng Trừ Bị là SD. Nhảy Dù và SD. Thuỷ Quân Lục Chiến, mười lăm Liên Đoàn Biệt Động Quân (quân số tương đương với một Trung Đoàn Bộ Binh, gồm 3 Tiểu Đoàn và một Đại Đội Trinh sát) và Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù thuộc Binh Chủng Lực Lượng Đặc Biệt.

+ CÁC QUÂN BINH CHỦNG YỂM TRỢ:

* PHÁO BINH: Gồm 66 Tiểu Đoàn và 164 Trung Đội Pháo Biệt Lập, với 1.492 khẩu pháo đủ loại (105-155-175 ly) và bảy Tiểu Đoàn Pháo Binh Phòng Không.

*THIÊT GIÁP: Gồm 22 Thiết Đoàn và 51 Chi Đoàn Thiết Giáp Biệt Lập, sử dụng 2074 Xe Bọc Sắt đủ loại như M113,114 Thiết Vận Xa và Chiến Xa M41, 48.

*KHÔNG QUÂN: Có 6 Sư Đoàn Chiến Thuật với quân số cơ hữu trên 41.000 người, được phân phối như sau: Sư Đoàn 1 Không Quân ở Đà Nẳng, SD 2- Không Quân ở Nha Trang, Sư Đoàn 3 Không Quân ở Biên Hòa, Sư Đoàn 4 Không Quân tại Cần Thơ, Sư Đoàn 5 Không Quân ở Sài Gòn và Sư Đoàn 6 Không Quân-Pleiku. Không Quân có 66 Phi Đoàn gồm 22 Phi Đoàn Chiến Đấu với 510 Phi Cơ đủ loại, trong số này có 30 chiếc Phản Lực Cơ tối tân F.5E. Ngoài ra còn 25 Phi Đoàn Trực Thăng Võ Trang với 900 chiếc, năm Phi Đoàn Vận Tải với 80 phi cơ từ C47,  Dakota, C123, C130 và Mười Bốn Phi Đoàn Trinh Sát với 360 Trinh Sát Cơ.

Binh Chủng Không Quân có Trung Tâm Huấn Luyện Sĩ Quan Không Quân tại Nha Trang, rất nổi tiếng. Sau ngày 30-4-1975, chỉ có 172 phi cơ đủ loại của KQ. VNCH bay sang đươc Thái Lan và một số ít trực thăng, bay ra các chiến hạm Mỹ ơ Biển Đông.

*HẢI QUÂN : Tính đến năm 1975, quân số lên tới 39.000 người, gồm 1611 tàu thuyền đủ loại, được phân thành 5 Vùng Duyên Hải, Hai Vùng Sông Ngòi và Một Hạm Đội Tuần Duyên có 83 Chiến Hạm đủ loại.

Hải quân có bốn Lực Lượng Đặc Nhiệm, thuộc Hành Quân Lưu Động Sông : Lực Lượng 211 Thủy Bộ, Lực Lượng 212 Tuần Thám, Lực lượng 214 Trung Ương và Lực Lượng 99 Đặc Nhiệm.

Ngoài ra còn có Lực Lượng 213 Duyên Phòng, Liên Đoàn Tuần Giang, 28 Duyên Đoàn, 20 Giang Đoàn Xung Phong, 3 Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân, trong đó Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang dành cho các Sĩ Quan Hải Quân

*CƠ CẤU TIẾP VẬN: Gồm năm Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận tại các Quân Khu, riêng Vùng II có 2 cơ cấu tiếp vận, BCH2 đóng tại Qui Nhơn và BCH5 đóng tại Nha Trang, sau đó dời về bán đảo Cam Ranh, khi Mỹ rút về nước.

Tổng Cục Tiếp Vận đóng tại Sài Gòn, gồm các cơ cấu như Cục Quân Y, Quân Vận, Quân Cụ, Truyền Tin, Quân Bưu và Công binh. Tất cả có nhiệm vụ yểm trợ trực tiếp cho các quân binh chủng cũng như các Tiểu Khu, Quân Trường.

Ngoài các lực lượng chính quy trên, còn có thêm 140.000 Địa Phương Quân, được tổ chức thành 367 Tiểu Đoàn và 85 Đại Đội Biệt Lập. Tất cả cá đơn vi Địa Phương Quân được đặt dưới quyền sử dụng của Tiểu Khu Trưởng, Chi Khu Trưởng.

Từ sau Tết Mậu Thân 1968, nhiều quân nhân Bộ Binh cũng như các đơn vị tổng trừ bị, được thuyên chuyển vì lý do gia cảnh về nguyên quan. Do đó, nhiều Tiểu Đoàn DPQ tại Quảng Nam, Bình Thuận, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Long An..đã chiến đấu kiêu dũng, hào hùng không thua kém bất cứ một đơn vị nào của QLVNCH.

+ CÁC QUÂN TRƯỜNG VÀ ĐẠI ĐƠN VỊ NỔI TIẾNG CỦA QLVNCH:

* SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ: Là một trong những đại đơn vị hàng đầu và kiêu hùng của QLVNCH. Binh chủng Nhảy Dù rất có kỹ luật, kỷ cương nên được sự mến mộ của đồng bao Miền Nam trong suốt cuộc chiến. Đơn vị này chính thức được thành lập ngày 29-9-1954, khi Pháp giao lại cho Quân Đội VNCH, Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù (6A-P3), gồm các Tiểu Đoàn 1, 3,4,5,6,7 do Thiếu Tá Đổ Cao Trí làm Chỉ Huy Trưởng.

Ngay khi trở thành đơn vị chiến đấu nòng cốt của VNCH, Nhảy Dù đã nhập cuộc, đánh tan lực lượng phản loạn của Bình Xuyên tại Sài Gòn-Chợ Lớn, cuối cùng tiêu diệt chúng tại sào huyệt ở tận Rừng Sát (Phước Tuy). Ngày 26-10-1959, Nhảy Dù được nâng từ Liên Đoàn lên Lữ Đoàn và do Trung Tá Nguyễn Chánh Thi, làm Lữ Đoàn Trưởng.

Do nhu cầu cuộc chiến càng lúc càng sôi động và leo thang, kể từ ngày 1-2-1965, lần nữa Nhảy Dù lại được nâng lên cấp Sư Đoàn, với đầy đủ các cơ cấu trực thuộc, từ đơn vị tác chiến tới yểm trợ. Sư Đoàn có ba Lữ Đoàn tác chiến, ba Tiểu Đoàn Pháo Binh Dù, Một Tiểu Đoàn Công Binh, Một Tiểu Đoàn Quân Y, Các Đại Đội Trinh Sát, Điện Tử, Kỹ Thuật. Từ năm 1965 tới 1972, Trung Tướng Dư Quốc Đống là Tư Lệnh Nhảy Dù. 1972 tới cuối tháng 4-1975, Tư lệnh Nhảy Dù là Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng.

Vào những ngày tháng 4-1975, Sư Đoàn Dù thành lập thêm Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù, do Trung Tá Lê Minh Ngọc làm Lữ Đoàn Trưởng. Chính Đơn Vị này, đã cùng với Chiến Đoàn 3, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, đánh những trận cuối cùng tại vùng ven đô và ngay trong thành phố Sài Gòn, giống như các chiến sĩ của SD18BB tại Xuân Lộc, làm vỡ mật quân xâm lăng Bắc Việt, trước khi Miền Nam bị sụp đổ.

* SƯ ĐOÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN : Từ ngày thành lập cho tới khi rã ngủ, binh chủng TQLC đã cùng với Nhảy Dù, Biệt Cách và Biệt Động Quân, vẫy vùng khắp bốn vùng chiến thuật và mặt trận ngoại biên.

Chính các điạ danh Đầm Dơi (An Xuyên), Thành phố Huế, quốc lộ 9 và nhất là Cổ Thành Đinh Công Tráng (Quảng Trị)..đã đưa tên tuổi người lính TQLC/VN vào quân sử, hãnh diện đứng ngang hàng với các quân binh chủng thiện chiến nhất trên thế giới.

Binh chủng TQLC được chính thức thành lập vào tháng 10-1954, với quân số nồng cốt được tuyển chọntừ mọi binh chủng như Hải quân, Bộ binh và Biệt Kích. Với quân số ban đầu chừng 2400 người, TQLC thành lập Tiểu Đoàn 1 và các Đại Đội Biệt Lập. Chính Tiểu Đoàn 1/TQLC vào năm 1959, khi được Tổng Thống Ngô Đình Diệm, giao cho trọng trách, trấn giữ quần đảo Hoàng Sa. Nhờ vậy đơn vị này mới có cơ hội đánh đuổi Hải Quân Trung Cộng tới chiếm quần đảo trên, khi Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng, ký bán lãnh thổ VN cho Tàu vào năm 1958.

Từ đầu năm 1961, TQLC được tăng quân số lên 3321 người, chia thành bốn Tiểu Đoàn và các đơn vị yểm trợ, trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Ngày 1-1-1962 được nâng thành Lữ Đoàn, có quân số 5483 người. Trong dịp Việt Nam hoá chiến tranh, TQLC được nâng thành Sư Đoàn hơn 11.000 người, từ năm 1969 tới khi tan hàng. Tư lệnh cuối cùng của binh chủng này là Thiếu tướng Bùi Thế Lân.

* BIỆT ĐỘNG QUÂN : Trong các đơn vị tổng trừ bị của QLVNCH, binh chủng Biệt Động Quân bị thiệt thòi nhất, từ cơ cấu tổ chức cho tới vấn đề biệt phái xử dụng. Nguyên do vì BDQ không có Bộ Tư Lệnh mà chỉ có Bộ Chỉ Huy, qua các vị Chỉ Huy Trưởng như Thiếu Tá Phan Trong Chinh, Đại Tá Lam Sơn, Đại Tá Phan Xuân Nhuận, Đại Tá Trần Văn Hai, Đại Tá Trần Công Liễu và Thiếu Tướng Đổ Kế Giai. Những ngày cuối cùng tháng tư đen, BDQ được nâng thành Sư Đoàn.

BDQ được thành lập năm 1960, là một binh chủng biệt động cảm tử, nên được sử dụng tối đa trong các cuộc hành quân trực thăng vận, nhảy vào tận sào huyệt của VC, tại căn cứ hậu cần và mật khu, khắp bốn vùng chiến thuật. Từ ngày thành lập tới khi rã ngủ, BDQ có 15 Liên Đoàn gồm 45 TD chiến đấu.

BDQ có hai trung tâm huấn luyện tâi Trung Hòa (Củ Chi-Hậu Nghĩa) và Dục Mỹ (Khánh Hòa). Đây chính là lò luyện thép, huấn luyện tân binh cùng với các Khoá học về Rừng Nuí Sình Lầy-Biệt Động, cho các cấp Hạ Sĩ quan và Sỉ Quan/QLVNCH.

Trong suốt cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai (1960-1975), dân chúng sống ở Vùng 4 Chiến Thuật, không ai là không biết tới uy danh lừng lẫy của những Con Cọp, thuộc các Tiểu Đoàn 41,42,43 và 44 BDQ. Năm 1967, Tiểu Đoàn 37 BDQ là đơn vị duy nhất của QLVNCH, được biệt phái cho Hoa Kỳ, để trấn giữ căn cứ Khe Sanh. Trong suốt thời gian chiến đấu, TD này đã giữ vững phòng tuyến, dù bị bắt làm tiền đồn và bị cọng sản tấn công biển người.Sự kiện trên, đã làm cho các quân nhân Hoa Kỳ thêm kính nể QLVNCH. Ngoài ra, hai Tiểu Đaòn 21 và 39 BDQ thuộc Liên Đoàn 1/BDQ cũng là những đơn vị thiện nhất của binh chủng, làm rạng rỡ màu mủ nâu, trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 và tại mặt trận Sa Huỳnh (Quảng Ngải) năm 1973. Riêng TD 43 BDQ là đơn vị cuối cùng, tử thủ tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, tới trưa 30-4-1975, mới buông súng rã ngũ khi có lệnh bắt đầu hàng.

Từ năm1966, binh chủng BDQ cải tổ và thành lập các Liên Đoàn, đặt trực thuộc Quân Đoàn. Ngày nay khi nhớ về binh chủng, những quân nhân các cấp của BDQ luôn hãnh diện vì đã làm xong trách nhiệm đời trai. Nhiều cấp chỉ huy của binh chủng, đã đi vào quân sử như Chuẩn Tướng Trần văn Hai, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Trung Tá Võ Vàng, Thiếu Tá Trần Đình Tự ...

* LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT: Chính thức thành lập từ năm 1957 cho tới ngày 1-1-1963, binh chủng LLDB thuộc Sở Liên Lạc Phủ Tổng Thống, gồm ba cơ cấu: Sở Bắc (sau đổi thành Nha Kỹ Thuật), Sở Nam (sau đổi thành Sở Liên Lạc) và Các Toán Lực Lượng Đặc Biệt.

Sở Bắc đặc trách chiến lược tình báo ngoài lãnh thổ VNCH. Sở Nam trách nhiệm tình báo trong nước. Các Toán LLDB còn được gọi Biệt Kích hay Biệt Cách. Đây là những đơn vị cảm tử, chuyên hoạt động sâu trong vòng địch đóng, không được quân bạn yểm trợ, nên mọi trường hợp nguy cấp, người Biêt Kích Quân, phải tự mưu sinh để sống còn. Từ năm1966, Hoa Kỳ chuyển giao toàn bộ lực lượng Dân Sự Chiến Đấu (Mike Forces) cho Bộ Tư Lệnh LLDB/VN.

Là một binh chủng đặc biệt trong chiến tranh qui ước, nên quân số LLDB đã có lúc lên tới 36.000 người, bao gồm 66 Trại Lực Lượng Đặc Biệt, nằm rải rác dọc theo biên giới Việt-Lào-Miên. Đây chính là những chướng ngại vật của cộng sản Bắc Việt, trên đường xâm nhập vào lãnh thổ VNCH. Vì vậy từ năm 1965 về sau, nhiều trận đánh đẫm máu giữa bộ đội Hà Nội và LLDB tại Pleiku, Ben Het, Đức Cơ, Dakto, Đồng Xoài, Lộc Ninh, Tống Lê Chân, Kàtum, Bến Sỏi..

Bắt đầu từ năm 1970, các trại LLDB tại vùng biên giới bị giải tán, nên Biệt Kích Quân tại đây được chuyển sang Biệt Động Quân Biên Phòng. Riêng quân số của Trung Tâm Huấn Luyện Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Dù, được nhập chung thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, trực thuộc Phòng 3 Bộ TTM.

Những ngày cuối tháng 4-75 của đất nước, Chiến Đoàn 3 của LD81 BCD về bảo vệ Bộ TTM, đã tiêu diệt nhiều tăng pháo của Bắc Việt tại Ngã Tư Bảy Hiền, Bệnh Viện Vì Dân, Lăng Cha Cả Sài Gòn. Hai câu thơ bất hủ của một cô giáo, bị kẹt lại trong Mặt Trận An Lộc vào năm 1972, đã nói lên tinh thần quyết chiến và sự hy sinh tột cùng của người chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt:

“An Lộc Địa – Sử ghi chiến tích

Biệt Cách Dù – Vị Quốc vong thân”.

*TRƯỜNG VÕ BỊ QUỐC GIA ĐÀ LẠT: Chính thức được thành lập tại Huế năm 1948, với nhiệm vụ đào tạo các sĩ quan trung đội trưởng. Năm 1950, trường di chuyển lên cao nguyên Đà Lạt và đổi tên là Trường Võ Bị Liên Quân. Ngày 29-7-1959, Bộ Quốc Phòng ban hàng Nghị Định số 317, cải tổ cơ sở huấn luyện trên thành một Trường Cao Đẳng chuyên nghiệp. Theo đó các sĩ quan tốt nghiệp, ngoài căn bản quân sự vững chắc, còn có trình độ văn hóa tương đương với bậc đại học. Nhưng dù lý thuyết là thời gian thụ huấn phải đủ bốn năm và trình độ sinh viên được nhập khóa, phải có chứng chỉ Tú Tái Phần 2-ban A-B, nhưng thực tế các khóa học, cũng không đồng nhất và hoàn toàn tuỳ theo hoàn cảnh.

Do đó, từ khóa 1 tới khóa 11 phụ, thời gian học chỉ trên một năm.
Từ khóa 12 tới khóa 22A năm 1965, thời gian thụ huấn từ 1 năm rưởi – 3 năm.

Bắt đầu khóa 22B (20-11-1965) cho tới khóa 27, thời gian thụ huấn đúng 4 năm.

Kháo 28 chỉ học 3 năm rưởi.

Khóa 29 học 2 năm rưởi.

Khoá 30 cuối cùng, nhập học ngày 31-1-1974, tới đầu tháng 4-1975, di tản về học chung với Trường Bộ Binh Thủ Đức, được di chuyển tới Long Thành (Biên Hòa) và tan hàng. Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Trường Võ Bị là Trung Tá Chaix (1949) và cuối cùng là Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ.

Tọa lạc trên dãy đồi hùng vỷ của cao nguyên Lâm Viên, ngất ngưởng giữa trời xanh lộng gió, Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt bề thế, với lối kiến trúc tân kỳ, gồm đủ các phòng ốc, thư viện và phòng thí nghiệm. Tất cả do nhà thầu Hoa Kỳ đảm trách, đưa ngôi trường lên địa vị ngang hàng với các quân trường nổi tiếng nhất vùng Đông Nam Á, cũng như trường Võ Bị West Point của Mỹ.

Những thanh niên thời đại của Miền Nam VN trong cơn ly loạn, ai nấy đều ao ước được trở thành Sĩ Quan Đà Lạt, nhưng một số không toại nguyện vì sau này, điều kiện nhập học rất khó khăn. Sinh viên ngoài việc phải có chứng chỉ Tú Tài Phần 2-AB, còn phải qua một kỳ thi tuyển. Với các thiếu nữ VN, thì rất hãnh diện khi được sóng đôi với người yêu, trong bộ lễ phục Gabardine mùa đông, có màu Jasper với huy hiệu của Trường, trên cầu vai đỏ và nón két. Từ năm 1948 cho tới khi Miền Nam bị sụp đổ, Trường Võ Bị đã đào tạo được 4600 sĩ quan. Nhiều người được thăng cấp tướng, giữ các chức vụ then chốt trong quân đội cũng như các cơ cấu của chính phủ.

* TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC : Từ tháng 10-1951, để đáp ứng nhu cầu chiến trường, hai trung tâm đào tạo sĩ quan trừ bị được thành lập tại Nam Định (Bắc Phần) và Thủ Đức (Nam Phần). Chính khóa 1 SQTB đã được khai giảng cả hai nơi kể trên.

Để thống nhất việc giảng dạy, đầu năm 1952, trung tâm Nam Định được sáp nhập vào Thủ Đức. Ngôi trường tọa lạc trên dãy đồi thấp thuộc xã Tăng Nhơn Phú, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Từ đó trường liên tục được xây cất và chỉnh trang, trở thành một trong những trường Võ Bị, đẹp và lớn nhất vùng Đông Nam Á.

Cuối năm 1955, trường Bộ Binh Thủ Đức trở thành Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, vừa đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị Bộ Binh, vừa huấn luyện chuyên môn cho các binh chủng như Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh, Truyền Tin, Quân Nhu, Quân Cụ và Quân Vận. Từ sau tháng 10-1961, phần lớn các trường chuyên môn được dời tới các địa điểm mới nhưng danh xưng Liên Trường, vẫn còn được xử dụng, vì tại Trung vẫn có ba trường hiện diện: Trường Bộ Binh-Trường Thiết Giáp –Trường Võ Thuật Thể Dục Quân Sự.

Chương trình huấn luyện cho sinh viên sĩ quan Thủ Đức gồm hai giai đoạn. Bắt đầu từ khóa 6 trở về sau, sinh viên tốt nghiệp mang cấp bậc Chuẩn uý trừ bị. Từ tháng 2-1969 cho tới ngày 30-4-1975, trung tâm trở lại danh xưng củ “Trường Bộ Binh Thủ Đức”. Sau 24 năm hoạt động, trường đã đào tạo được 69 khóa Sĩ Quan trừ Bị, với 80.000 Sĩ Quan. Trong số này nhiều người đã trở thành tướng lãnh rất có tên tuổi như Trung Tướng Ngô Quang Trưởng (Tư Lệnh QĐ1), Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam (Tư Lệnh QĐ4), Thiếu Tướng Bùi Thế Lân (Tư Lệnh TQLC, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giám Đốc CSQG) …

Ngày 27-4-1975, trường từ Long Thành dời về Thủ Đức, tại địa điểm củ ở đồi Tăng Nhơn Phú. Sáng 30-4-1975, xe tăng T54 của cộng sản Bắc Việt tấn công trường nhưng cả 4 chiếc đều bị sinh viên sĩ quan tiêu diệt bằng đại bác 105 bắn trực xạ cũng như M72 và lựu đạn lân tinh.

* TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI QUÂN NHA TRANG: Tọa lạc tại đường Duy Tân Nha Trang, chính thức khai giảng từ tháng 8-1952 nhưng phải tới tháng 7-1955, trường mới thuộc chủ quyền hoàn toàn của VNCH.

Muốn được theo học, các sinh viên Hải Quân phải có Chứng chỉ Tú Tài 2-Ban B. Thời gian thụ huấn là 2 năm, về văn hóa sinh viên có trình độ tương đương bậc đại học. Ra trường, tốt nghiệp mang cấp bậc Thiếu Úy Hải Quân.

Do nhu cầu chiến trường, từ năm 1962-1968, sinh viên HQ chỉ học 18 tháng. Bắt đầu khóa 18 cho tới khóa cuối cùng là 26, sinh viên học đủ 2 năm. Suốt thời gian hoạt động, trường đã đào tạo được 2538 Sĩ Quan Hải Quân và 15.050 Chuyên viên Ngành HQ. Chỉ Huy Trưởng cuối cùng của trường là Phó Đề Đốc Nguyễn Thanh Châu (16-1-1973 tới 1-4-1975).

* LIÊN ĐOÀN NGƯỜI NHÁI: Nếu trên bộ có Biệt Kich-Biệt Cách, thì dưới nước có Người Nhái. Họ là những thanh niên thời đại, sống bằng lý tưởng nên xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, khi được giao phó những nhiệm vụ đặc biệt, vô cùng nguy hiểm như ngăn chống lại Đặc Công Thủy của Bắc Việt, vớt mìn, gở thủy lôi, cứu tù binh..

Được thành lập từ năm 1961, với danh xưng là “Liên Đội Người Nhái”, được huấn luyện tại Đài Loan. Bắt đầu từ tháng 10-1962, Người Nhái Mỹ (Seal West Coast), phụ trách huấn luyện cho Người Nhái VNCH, tại các Trung Tâm Cát Lái, Nha Trang, Cam Ranh và Vũng Tàu. Muốn trở thành Biệt Hải, Người Nhái, các quân nhân phải trải qua nhiều khóa huấn luyện gian khổ, giống như sự đào tạo một Điệp Viên Ngoại Hạng, trong chiến tranh nhà nghề. Do đó Người Nhái biết sử dụng tất cả các loại vũ khí của Tây Phương cũng như Khối Cộng Sản, biết cách hoạt động, mưu sinh cũng như đào thoát, vì địa bàn hoạt động bao giờ cũng nằm sâu trong đất địch, không có quân bạn và yểm trợ. Thời gian huấn luyện của Người Nhái là 16 tuần, kể cả 10 tuần lễ Địa Ngục. Từ năm 1972 về sau, quân số Người Nhái tăng lên 600 người và trở thành Liên Đoàn Người Nhái, gồm các Toán Hải Kích, Biệt Hải, Tháo Gỡ Đạn Dược, Trục Vớt, Phòng Thủ Hải Cảng. Có tất cả 6 Khóa Huấn Luyện Người Nhái và Đơn Vị Trưởng cuối cùng của Người Nhái là Hải Quân Trung Tá Trịnh Hòa Hiệp. đọc đến đây các bạn củng đã rỏ về lực lượng của Miền Nam Việt Nam có tên là QLVNCH.

Hiện nay, Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời đang phục hưng chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Trong ngày 16.2.2018 vừa qua, Thủ Tướng Đào Minh Quân đã chính thức công bố thành lập nền ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA tại trung tâm thủ đô người Việt tỵ nạn cộng sản tại quận Cam, Nam California, cương quyết tiến hành chương trình phục hồi QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA (QLVNCH) với mục đích song hành với Chính Phủ Hoa Kỳ để xúc tiến việc giải thể chế độ tà quyền cộng sản tại Việt Nam, đương đầu với giặc ngoại xâm Tàu cộng -/-

Comments

03.05.2021 02:50

Ninh

Chúng tôi thích trang này.

03.05.2021 02:51

Greg

Cám ơn bạn